Tùy vào mục đích tạo blog của bạn, nếu bạn muốn tạo một blog chuyên nghiệp với đầy đủ tính năng, công cụ xịn, hay kiếm tiền thì bạn có thể tham khảo bài viết các bước tạo blog ở bài viết này của mình. Còn nếu bạn chỉ muốn tạo một blog miễn phí, nơi bạn có thể thả hồn vào những con chữ thì bài viết tạo Blog Wordpress dành cho bạn.
MỤC LỤC ĐỌC NHANH
Tạo tài khoản Wordpress
Bạn truy cập vào trang chủ của Wordpress theo đường dẫn này: https://wordpress.com/

Khi trang chủ xuất hiện như hình ảnh bên trên, bạn có thể lựa chọn Start your website hay Get Started đều được. Khi đó, trang thông tin tạo tài khoản xuất hiện. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trực tiếp tài khoản Google hiện đang đăng nhập tại trình duyệt của bạn hay tài khoản Apple đều được hết.

Lựa chọn tên miền
Tại đây, hãy nhập tên miền bạn mong muốn sở hữu vào. Vì blog hoàn toàn miễn phí và nơi chứa hosting trực tiếp là wordpress nên tên miền đầy đủ của bạn sẽ là A.wordpress.com. Mình ví dụ luôn blog của mình: chuyencuanemo.wordpress.com
Trường hợp 1: Tên đã có người sở hữu
Mình đã sở hữu tên miền chuyencuanemo.wordpress.com và chuyencuanemo.com rồi nên khi mình kiểm tra tên trên thanh công cụ, mình sẽ không thể tìm thấy cái tên chính này nữa. Thay vào đó, trang chủ sẽ hiện ra những kết quả thay thế mà mình có thể lựa chọn như sau:

Trường hợp 2: Tên chưa có ai sở hữu
Khi tìm kiếm tên chưa ai sử dụng trước đó, bạn sẽ có thể thấy đúng cái tên bạn mong muốn xuất hiện như sau:

Tiếp tục lựa chọn tên miền bạn mong muốn và khi đó trang khác xuất hiện. Hãy bỏ qua hết các gói thanh toán bên dưới và lựa chọn Start with a free site để tiến hành tạo blog miễn phí.

Chỉnh sửa tên blog
Trang giao diện đã được xuất hiện, việc của bạn tiếp tục cần làm đó là tiến hành điền những thông tin cơ bản nhất về trang blog của mình. Bạn có thể truy cập luôn phần Name your blog ( đặt tên) hoặc truy cập phần Settings (Cài đặt)=> General ( Thông tin chung) để điền thông tin nhé.

- Site Title: Đây chính là thông tin tiêu đề của trang web của bạn. Ví dụ: Chuyen cua Nemo, Chuyện của Nemo,..
- Site Tagline: Hiểu đơn giản thì đây chính là cái mô tả nhanh về trang của bạn.
- Site icon: Chính là biểu tượng nhỏ trên tiêu đề của website trên trình duyệt của bạn. Thay vì biểu tượng chữ W của wordpress, mình khuyến khích các bạn sử dụng biểu tượng của riêng mình nhé.

Tiếp tục, kéo xuống phía dưới, bạn hãy điền thông tin về ngôn ngữ, thời gian khu vực nơi bạn sống và có thể tiến hành công khai website hoặc chờ đợi chỉnh sửa rồi công khai sau.

Xem trước blog
Từ phần My Home (Bảng tin), bạn sẽ thấy bước thứ 2 được gợi ý là Preview your blog. Bạn có thể truy cập vào, sau đó lựa chọn phần Edit, một số mẫu cho Trang xuất hiện. Tuy nhiên, theo cá nhân mình bạn nên bỏ qua và nhấn nút quay lại để tiến hành cài đặt giao diện cho website.

Cài đặt giao diện
Thông thường để chọn và thay đổi giao diện, bạn sẽ vào mục Appearance (Quản lý giao diện)=> chọn Themes (Giao diện), hàng loạt các giao diện miễn phí và trả phí xuất hiện.
Tùy vào sở thích và nhu cầu cá nhân của bạn, hãy tiến hành lựa chọn giao diện. 2 giao diện trước đó mình sử dụng đó là giao diện Gateway và Baskerville 2, bạn có thể tham khảo. Trước khi tiến hành cài đặt, bạn có thể lựa chọn Open live demo để xem giao diện đó hoạt động như thế nào nhé.
Nếu bạn muốn chỉnh sửa chi tiết mọi thứ, thì chỉ cần từ phần Appearance=> chọn Customize nhé.

Chỉnh sửa Menu
Từ kinh nghiệm của mình, sau khi cài đặt giao diện, bước tiếp theo mọi người cần làm đó là bắt tay vào tạo menu. Đầu tiên, mình cũng phân biệt luôn 2 điều bạn cần quan tâm trên thanh menu, đó là Page (Trang) và Categories (Chuyên mục).
- Page: Trang là chủ đề riêng biệt, có thể chứa bài viết nào đó hoặc không. Ví dụ trang: About me, chỉ giới thiệu một chút về bản thân mình.
- Categories: Là nơi tập hợp nhóm bài viết, cùng một chủ đề nào đó và nó cũng bao gồm chuyên mục mẹ và con.

Ở hình ảnh trên, Hành trình khám phá chính là một chuyên mục mẹ, 2 chuyên mục con đó là Travel và Văn Hóa & Con Người. Và bài viết thuộc chuyên mục Travel, hay nói cách khác thuộc chuyên mục Hành trình khám phá.
Tạo Categories (Tạo chuyên mục)
Từ phần Posts (bài viết)=> Categories (Chuyên mục) => Add New Category (Tạo chuyên mục mới), sau đó điền thông tin về tên và nội dung của chuyên mục.

Tạo Page (Tạo Trang)
Từ Pages=> chọn Add New=> sau đó bạn tiền hành điền thông tin chi tiết về Trang bạn muốn tạo. Mình ví dụ đây là Trang About me (Giới thiệu), bạn sẽ cần điền tiêu đề Trang và phần thân, có thể sử dụng mẫu có sẵn bên tay Trái mà Trang gợi ý rồi tiến hành chỉnh sửa như ý thích.

Tạo menu
Từ Appearance (Quản lý giao diện) => Menus => Sau đó tiến hành thêm các trang và chuyên mục ở cột bên tay trái vào Menu trước tiên.

Sau khi đã đủ các trang và chuyên mục, bạn sẽ tiến hành sắp xếp thứ tự, kéo thả các tập hợp con tùy theo ý muốn và hãy lựa chọn khu vực hiển thị: Header.

Chỉnh sửa bài viết
Từ phần Posts, chọn Add New để tạo một bài viết mới. Còn All Posts, tại đây bạn có thể xem xét được tất cả bài viết chưa và đã được công khai.
Để tăng tính sinh động cho bài viết, bạn hãy chủ động thêm các blocks khác nhau liên quan tới văn bản, hình ảnh, thiết kế, tiện ích, giao diện,… ở khu vực bên tay trái và có thể chỉnh sửa ở khu vực bên phải nhé.

Mình cũng sẽ nói sơ qua về khu vực chỉnh sửa bài viết bên tay phải để các bạn nắm được chi tiết hơn nhé:
- Stick to the top of the blog: Nếu bạn chọn phần này, bài viết sẽ luôn được giữ ở trang chủ của blog.
- Categories: Lựa chọn chuyên mục mà bạn muốn bài viết này thuộc về.
- Tags: Một số từ khóa mà khi truy cập vào, bài viết sẽ hiển thị ra.
- Featured image: Hình ảnh đại diện cho bài viết
- Excerpt: Phần trích của bài viết. Hãy tập trung những ý chính vào phần này để người đọc biết bạn muốn đề cập tới cái gì.
Ngay tại đây, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng của một bài viết có và không có hình ảnh đại diện và phần trích của bài viết.

Nếu bạn cảm thấy mình đã chỉnh sửa những bước cơ bản của một blog cần có, bạn có thể tiến hành “publish” ngôi nhà bé nhỏ của mình ra cho mọi người thấy rồi.
TỔNG KẾT
Trên đây là những bước căn bản và cần thiết để bắt tay tiến hành tạo tạo Blog Wordpress miễn phí. Nếu bạn đã sẵn sàng xây một ngôi nhà ghi lại kỷ niệm hay muốn chia sẻ thông tin thì đừng chần chờ gì nữa.
Vì là blog miễn phí nên bạn sẽ bị chịu nhiều hạn chế như tải các giao diện, tiện ích bạn muốn, hay có thể kiếm tiền từ blog. Do đó nếu thực sự bạn muốn nghiêm túc, hãy tham khảo cách tạo blog chuyên nghiệp ở bài viết.